Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Mua tên miền cần lưu ý điều gì?





Những điều cần lưu ý trước khi mua tên miền


1. Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng dến giá cả và giá trị của nó trước khi chọn mua tên miền

    Một tên miền tốt sẽ là tên miền đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và chứa từ khóa trong lĩnh vực của bạn. Điều đó có nghĩa là giá cả của một tên miền phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chiều dài tổng thể, số từ, dễ đánh vần hay không, và số lưu lượng truy cập đến…  Vì thế, để được giá rẻ hơn, bạn có thể tạo ra một vài những biến thể chẳng hạn thêm một số từ nào đó ở phía trước hoặc sau. Tuy nhiên, điều này chắc chắn cũng sẽ làm giảm hiệu quả của tên miền. Ví dụ như với tên miền beautyhouse, bạn có thể sẽ phải trả số tiền đắt hơn là mybeautyhouse.

 2. Xem xét việc hợp tác với một tên miền đã được công nhận từ ICANN (tổ chức quản lý domain quốc tế)
    Để mua được tên miền giá rẻ uy tín, bạn nên xem xét đến việc đăng ký trên ICANN
    Mặc dù điều này sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí nhưng lại đảm bảo cho bạn sự chuyên nghiệp hơn và cam kết độ an toàn.

3. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát mọi khóa cạnh của tên miền khi đã sử dụng

   Nhiều công ty đăng ký tên miền không cho phép bạn trực tiếp thay đổi tên miền của mình. Bạn phải nhập một yêu cầu thông qua hệ thống hỗ trợ của họ sau đó chờ đợi vài ngày để được giúp đỡ. Khi đó, chí ít những điều đơn giản như thay đổi các thẻ IPS và thay đổi tên máy chủ nên có thể được can thiệp thông qua bảng điều khiển của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có một bảng điều khiển và kiểm tra những gì các bảng điều khiển cho phép bạn làm.

4. Cần kiểm tra để xem nếu có một khoản phí phát sinh liên quan đến phát hành hoặc chuyển tên miền của bạn

Khi bạn tra cuu ten mien sau đó đăng ký tên miền, nhiều công ty hosting vẫn tính lệ phí phát hành. Và họ sẽ tính thêm phí chuyển nhượng mỗi khi bạn thay đổi hosts (.com, .net, .vn, .com.vn…) Khoản phí này là hoàn toàn không cần thiết, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng khi gặp phải trường hợp này.

5. Thỏa thuận về tài khoản email miễn phí đi kèm

    Nhiều công ty lưu trữ web không bao gồm email hoặc tính thêm tiền cho nó. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có thể có được email chuyển tiếp. Ngay cả đối với email POP3 đơn giản, một số công ty chỉ cung cấp 1 hoặc 2 tài khoản email. Khi giao dịch, bạn nên chắc chắn rằng mình sẽ có được ít nhất 15-20 tài khoản email POP3 miễn phí đi kèm với tên miền đó.

6. Chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng máy chủ SMTP của họ cho những email gửi đi

   Rất nhiều nhà cung cấp hosting cho phép bạn đăng ký tên miền nhưng bạn sẽ không được sử dụng máy chủ gửi thư điện tử SMTP của họ để gửi mail. Một số nhà cung cấp khác lại cho phép bạn có thể gửi email thông qua máy chủ SMTP nhưng với điều kiện bạn phải sử dụng trên tài khoản email thương hiệu của họ hoặc chỉ sử dụng máy chú SMTP trên các tài khoản email cao cấp mà phải trả thêm phí.

7. Bạn nên nắm quyền kiểm soát tên miền của mình


    Có không ít doanh nghiệp lưu trữ các trang web của họ với một máy chủ web mà họ đang không hài lòng vì đủ các lý do như dịch vụ kém, hóa đơn phát sinh, thời gian hoạt động không đáng tin cậy… Điều mà hầu hết họ muốn đó là chấm dứt hợp tác với bên đó mà tìm một nhà cung cấp lưu trữ web khác nhưng điều đó cũng rất khó khăn. Bạn nên khôn ngoan hơn để mình sẽ không trở thành một trong những doanh nghiệp này.

Mua hosting an toàn?




 Phần lớn khách hàng sau khi tìm hiểu dịch vụ hosting cho website của mình sẽ tìm 1 đối tác, nhà cung cấp dịch vụ an toàn. Sau đây là các gợi ý giúp khách hàng an tâm hơn khi quyết định mua hosting.


5 Lưu ý để mua được hosting an toàn:

    Mua host ở các nhà cung cấp tên miền & các dịch vụ giá trị gia tăng trên internet

 -   Một số lời khuyên khách hàng thường nghe là không nên tìm mua hosting tại các nhà cung cấp tên miền lớn và uy tín vì hosting hay các dịch vụ giá trị gia tăng trên internet chỉ là những “sản phẩm bán kèm theo” nên chắc chắn chất lượng cũng như chăm sóc khách hàng sau khi bán không được tốt như dịch vụ chính của họ. Thực tế là một số các nhà cung cấp tên miền lớn thường có hệ thống Datacenter riêng, và xây dựng hệ thống chuyên cung cấp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Mục tiêu của họ là cung cấp “trọn gói” giải pháp để giúp khách hàng cảm thấy tiện lợi và giảm thiểu thời gian của khách hàng.

    Tránh các lời rao trên mạng xã hội hay các diễn đàn

-    Chỉ cần gõ tìm kiếm hay vô tình được thấy xuất hiện ở trong nhóm bạn trên mạng xã hội hay các diễn đàn, khách hàng sẽ thấy rất nhiều những lời quảng cáo về dịch vụ hosting rất hấp dẫn. Tuy nhiên, những dịch vụ này thường được cung cấp bởi các cá nhân hay đơn vị  chưa được kiểm chứng chất lượng dịch vụ. Vì thế hãy suy nghĩ kỹ trước khi đặt mua dịch vụ của họ để tránh các phiền toái không hài lòng về dịch vụ nếu có.

    Tránh mua dịch vụ từ cá nhân


-    Các cá nhân bán dịch vụ thường sẽ không chuyên trong việc hỗ trợ khi có vấn đề xảy ra, vì thế hãy tìm đơn vị, nhà cung cấp uy tín vì họ có hẳn 1 đội ngũ chuyên xử lý các tình huống về hosting. Ngoài ra, việc mua bán không giấy tờ giống như việc “nắm kẻ trọc đầu”, khi có sự cố xảy ra, bạn hoàn toàn không thể kiểm soát được và đó là rủi ro kéo dài đến việc kinh doanh hay an toàn thông tin của bạn.

    Lựa chọn datacenter phù hợp

-    Nếu website của bạn có lượng truy cập nhiều ngoài Việt Nam, hãy tìm nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài (nước nào mà lượng truy cập nhiều nhất) để tránh tình trạng hiệu ứng “thắt nút” khi truy cập từ nước ngoài khá chậm vào hosting đặt ở Việt Nam. Và ngược lại, nếu lượng truy cập tại Việt Nam chiếm đa số thì hãy sử dụng nhà cung cấp dịch vụ trong nước để đảm bảo đường truyền truy cập luôn nhanh chóng.

   Tìm kiếm thông tin trước khi mua

 -   Dù đặt niềm tin vào nhà cung cấp nhưng cũng đừng quá chủ quan, hãy thăm dò thêm 1 số phản ứng, đánh giá của khách hàng đã sử dụng dịch vụ. Điều này giúp khách hàng an tâm hơn trước khi quyết định mua.

Thống kê số lượng tên miền .VN còn đăng ký ảo




 Tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước tháng 8/2014 của Bộ TT&TT diễn ra sáng nay, 9/8/2014 ở Hà Nội, ông Hoàng Minh Cường, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nhấn mạnh: "Một trong những sự kiện nổi bật trong tháng 8 vừa qua là lễ kỷ niệm đạt mốc 1 triệu tên miền tiếng Việt đã đăng ký, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng tên miền đa ngữ lớn nhất thế giới (quốc gia đứng thứ 2 là Nga có 800.000 tên miền đa ngữ) sau 3 năm chính thức cấp phát miễn phí tên miền tiếng Việt. Đây là dấu ấn góp phần đẩy mạnh việc đưa nội dung tiếng Việt lên Internet".


-    Đánh giá cao sự kiện nêu trên, song Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son lưu ý 1 triệu chỉ là số lượng tên miền tiếng Việt đã đăng ký, vẫn còn nhiều con số ảo - đăng ký nhưng chưa hoạt động. Bộ trưởng khuyến nghị phải lưu ý tình trạng đăng ký nhiều tên miền khi được cấp phát miễn phí nhưng để đấy rồi sau này kinh doanh thu lời.


-   Theo báo cáo của VNNIC, tính đến ngày 9/8/2014, đã có 151.909 tên miền tiếng Việt kích hoạt dịch vụ trên tổng số 1.006.306 tên miền tiếng Việt đã đăng ký. Hiện việc đăng ký tên miền tiếng Việt đang được miễn phí. Người sử dụng tên miền tiếng Việt được cung cấp nhiều dịch vụ kèm theo như cho phép truy cập website sử dụng tên miền truyền thống bằng tên miền tiếng Việt; thiết lập đường dẫn cho trang tin điện tử (web redirect), hỗ trợ khai báo máy chủ DNS (DNS Hosting); hỗ trợ miễn phí dịch vụ lưu trữ, đưa website sử dụng tên miền tiếng Việt lên các công cụ tìm kiếm, danh bạ…

-    Tại Chương trình Chào mừng sự kiện tên miền tiếng Việt thứ 1 triệu diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cũng đã lưu ý tỷ lệ tên miền tiếng Việt được đưa vào sử dụng trong cuộc sống vẫn còn thấp: năm 2012 đạt 10,15%, năm 2013 đạt 13,66%, tháng 7/2014 đạt 18,07%. Sắp tới phải nghiên cứu tăng số lượng tên miền tiếng Việt đưa vào sử dụng ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.

-     Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng đã yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu việc thu phí cấp phát tên miền tiếng Việt để bù đắp chi phí cho cơ quan quản lý và các nhà cung cấp tên miền, trong đó có tính tới việc hỗ trợ, tạo điều kiện phù hợp cho một số đối tượng. Việc thu phí đăng ký và sử dụng tên miền tiếng Việt sẽ là một giải pháp để tránh hiện tượng đầu cơ tên miền. Khi phải đóng phí thì người ta sẽ phải chuyển nhượng nhanh, thúc đẩy thị trường chuyển nhượng tên miền đến đúng người dùng có nhu cầu thật.

-     Tháng 8/2014, VNNIC đã phát triển được 9.280 tên miền truyền thống “.vn”, tổng số tên miền “.vn” đang duy trì là 284.108; có 7.753 tên miền tiếng Việt đăng ký mới, tổng số tên miền tiếng Việt hiện đang tồn tại trên hệ thống đã vượt qua mốc 1 triệu, đạt 1.000.514. Hiện có 129.382 tên miền quốc tế đã thông báo trên trang http://thongbaotenmien.vn.

Tên miền bạn đang đầu tư có ra tiền hay không?

Khi Đăng ký sở hữu một tên miền ai cũng nghĩ là nó sẽ đẹp và sẽ hái ra tiền trong tương lai nhưng thực tế có phải “màu hồng” như vậy? chúng tôi giới thiệu 5 cách nhận biết domain bạn đang đầu tư có ra tiền?

Cách giúp bạn xác định được domain đang đầu tư là tiền hay rác

Hầu hết các domainer bắt đầu kinh doanh domain với một cách rất giống nhau và cùng theo một mô thức: “Thấy đẹp là mua”.

Nhưng định nghĩa đẹp là như thế nào thì chưa nắm rõ. Có thể đối với họ là đẹp, nhưng đối với người khác thì lại không và điều đặc biệt quan ngại là đôi khi những domain chúng ta đang nắm giữ lại hoàn toàn là “tiêu sản”. Chúng không chỉ không tạo được ích lợi gì, không bán được, không đem lại giá trị gia tăng, nhưng chúng khiến chúng ta phải bỏ tiền duy trì hằng năm.

Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu một số cách để xác định liệu domain của bạn mua có phải là domain nên bỏ đi trong danh mục đầu tư hay không.

1. Từ khóa của bạn có ít hơn 100 lần tìm kiếm 1 tháng. Nếu bạn giữ 1 domain mà không ai muốn tìm kiếm nó thì bạn nghĩ sao? Điều đó chứng tỏ rằng chẳng ai muốn nó cả. Chúng ta không phải là Yahoo hay Google, vì với những đại gia như thế thì cái tên gì đối với họ cũng có thể làm nổi tiếng. Chúng ta là domainer, hãy kiếm những domain có từ khóa được tìm kiếm càng nhiều càng tốt.

2. Domain do người khác không muốn duy trì. Dấu hiệu này thể hiện rất rõ đối với domain dạng TLDs (.COM, .NET). Nếu 1 domain vừa rớt ra đã có người đăng ký ngay, có thể nó rất đẹp, nhưng 1 domain rớt đã lâu, mà không ai đăng ký cả, bạn cho là đẹp, hãy coi chừng. Rất có thể bạn rơi vào cái bẫy “chỉ mình mình thấy đẹp”.

3. Domain có tiếp đầu ngữ hoặc mở rộng. Nhiều người thích domain dạng này. Ví dụ với từ khóa Quản trị, họ đăng ký Quantri247, quantri365… đối với những dạng này chỉ có thể để dùng chứ không phải để đầu tư. Trong tất cả các mở rộng, có 2 mở rộng có thể xem xét là từ “thế giới” và từ “Online”. Nếu không còn 2 từ này, hãy quên đi chuyện mở rộng nhé.

4. Domain không thể “radio test”. Radio test là thuật ngữ mà giới domainer hay dùng để kiểm chứng độ “hay” của domain. Có nghĩa là domain của bạn có thể truyền thanh hay không? Khi truyền thanh có dễ nhầm lẫn hoặc mang 1 ý nghĩa nào khác không? Hãy thử nghiệm. Nếu không ổn, rất có thể domain bạn nắm giữ đang là rác.

5. Domain của bạn có mở ra một cơ hội kinh doanh mới trong tương lai, ví dụ hiện tại ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể cho phép mở casino chính thức, hoặc mở sàn giao dịch Tên Miền Đẹp trực tuyến công khai nhưng chắc chắn rằng trong một vài năm tới sẽ có những quy định hướng dẫn cụ thể? Nếu bạn đầu tư ngay từ bây giờ cơ hội sẽ thuộc về bạn!

Với 5 thủ thuật trên đây, hy vọng bạn có thể kiếm được domain tốt cho mình

Cách bán tên miền (domain) có hiệu quả




Đôi khi theo dõi tin tức bạn vẫn thấy rất nhiều tên miền được giao dịch thành công với giá lên đến 7 con số ( USD ), Liệu bạn có tự hỏi tại sao những tên miền lại có giá cao như thế? Tên miền đó phải chăng là rất đẹp? Đúng! Những tên miền có giá trị chắc chắn là rất đẹp tuy nhiên để bán được với giá cao như thế là cả một nghệ thuật! Hãy thử làm theo một cách mà người ta đã làm như thế để giao dịch thành công tên miền với giá trị cao!

Cách bán tên miền giá cao domainer cần biết

Hãy bán Tên miền cho người dùng cuối

1. Người dùng cuối (End-user) là ai?

Người dùng cuối là ai ? Họ chính là những người đưa tên miền vào cuộc sống, tức là sẽ phát triển nó thành một website, có mục đích rõ ràng. Họ có thể là chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, hoặc cá nhân có một sở thích nào đó nên họ mua tên miền để phát triển blog, website.

Đây là đối tượng mà các domainer nên nhắm đến vì các lý do sau:

– Họ dễ mua tên miền hơn vì tên miền sát với nhu cầu của họ.

– Giá bán cao nhất, so với bán lại cho các nhà đầu tư tên miền khác thì giá bán sẽ gấp nhiều lần.

2. Các cách để tìm người dùng cuối

– Tìm các tên miền tương tự.

– Các đuôi mở rộng khác của tên miền.

– Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh những sản phẩm liên quan đến tên miền của bạn, nhưng tên miền của họ có vẻ xấu hơn của bạn.

– Các diễn đàn, website tên miền, thảo luận chủ đề liên quan đến tên miền bạn đang nắm giữ.

Tìm địa chỉ của người dùng cuối

– Thông qua thông tin whois của tên miền tương tự mà họ đang nắm giữ.

– Nếu họ dùng dịch vụ bảo mật thông tin thì sao, tìm ở phần Liên hệ hoặc Contact ở website của họ

3. Cách bán tên miền qua Email



– Bạn thu thập thông tin như trên, sau khi đã có một list các email của khách hàng tiềm năng thì bắt đầu gửi mail thôi.

– Cách viết Email: tùy mỗi người tự nghĩ ra. Có một lưu ý nhỏ: Tiêu đề email không nên viết là tên miền “3DHow.com đang bán với giá $2,000″ mà nên viết là ” Hỏi về website 3DHow.net”. Họ thấy bạn quan tâm đến công việc kinh doanh của họ thì họ mới mở email ra để xem. Con người ta có một suy nghĩ giống nhau : ai cũng thích mua mà lại không thích bị bán. Do đó, bạn dẫn dắt làm sao cho người ta chịu mua đó là nghệ thuật của bạn.

Thông thường mình viết một email như sau:

Tiêu đề: Hỏi về website ABCX.COM

Nội dung: Chào hỏi-> phân tích tên miền, website, công việc kinh doanh của họ trước-> Tôi đang sở hữu tên miền này ABCX.NET-> Tại sao bạn nên mua tên miền này: trùng nhãn hiệu, lưu lượng truy cập, ….càng nhiều càng tốt-> Tên miền này đang bán rẻ với giá ở chế độ Buy Now, bạn nên mua nó trước khi người khác mua mất, vì tôi đăng bán trên nhiều diễn đàn, website và gửi email cho nhiều người (hoàn toàn thật).

– Gửi bao nhiêu email thì bán được tên miền: Nếu tên miền đẹp+ gặp may+ email viết ngọt ngào+ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, gửi đi 50 email hy vọng có 3 email hỏi lại, hy vọng sẽ có một giao dịch. Nếu không thì gửi 300 email.

– Gửi email tự động cho nhiều người được không: trừ khi có dữ liệu thật đầy đủ và phần mềm tốt, cộng với kỹ năng soạn email chung chung mà lại rất riêng. Còn không tốt nhất nên gửi từng cái một. Thế thì mất nhiều thời gian quá ! Không mất thời gian làm sao có kết quả tốt được, phải trồng cây mới có quả để hái chứ !

Quy định sử dụng tên miền (domain) .VN





1. Nguyên tắc:

   Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký phải đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt - (điểm 2.2,a) khoản 2 mục II theo Thông tư 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.


2. Trách nhiệm của chủ thể đăng ký tên miền:


   Chủ thể đăng ký tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.

  Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.

  Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền có nghĩa vụ quản lý và theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền đã đăng ký. Trong mọi trường hợp, tên miền không tiếp tục nộp phí duy trì khi đến hạn đều bị tự động tạm ngừng và thu hồi theo quy định.

  Chủ thể phải hoàn tất thủ tục bản khai đăng ký tên miền theo quy định của nhà đăng ký P.A Vietnam Ltd. Trong trường hợp nhà đăng ký chưa nhận được bản khai, tên miền sẽ bị tạm cắt quyền sử dụng cho tới khi chủ thể nộp đầy đủ bản khai hoàn chỉnh.

3. Thay đổi thông tin tên miền: Quy định tại điểm 7.2, khoản 7, mục II - Thông tư 09/2008/TT-BTTTT
   Khi thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức hoặc các thông tin dùng để liên hệ như địa chỉ liên hệ, điện thoại, fax, hộp thư điện tử, giấy chứng minh nhân dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản ngay cho P.A Vietnam Ltd biết để đảm bảo thông tin chính xác. P.A Vietnam Ltd không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do bạn không tuân thủ quy định này.

4. Nộp phí đăng ký mới và duy trì:

   Tên miền đăng ký mới phải được nộp đầy đủ lệ phí đăng ký (thu 01 lần duy nhất) và phí duy trì tên miền (thu theo năm, tối thiểu là 01 năm, khuyến khích nộp cho nhiều năm) ngay khi nộp hồ sơ. Khi chưa hoàn tất nộp phí, lệ phí, tên miền sẽ không được đăng ký.

   Chủ thể đăng ký tên miền phải chủ động theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của các tên miền đã đăng ký, phải chủ động phối hợp hoàn thành thủ tục ký hợp đồng gia hạn tên miền và nộp phí duy trì trước 10 ngày kể từ ngày tên miền hết thời hạn. Phí duy trì tên miền có thể nộp một lần cho nhiều năm hoặc nộp cho từng năm.

   Khi nộp phí duy trì, chủ thể đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ các thông tin về: Tên của chủ thể đăng ký tên miền, nộp phí cho những tên miền nào, số năm duy trì cho mỗi tên miền và tuân thủ các quy định hướng dẫn thanh toán của chúng tôi nêu tại Cach-thanh-toan P.A Vietnam Ltd không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do chủ thể tên miền không tuân thủ quy định thanh toán này.

Khuyến cáo:

   Khách hàng chịu trách nhiệm thông báo việc sử dụng tên miền không phải là tên miền quốc gia .VN trên website http://thongbaotenmien.vn của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông. Theo Điều 23 Luật Công Nghệ Thông Tin Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
Thông tin 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Điều 23, luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH 11 ngày 29/6/2009.

Địa chỉ cung cấp tên miền (domain) giá rẻ




Khảo giá trước để chọn lựa công ty cung cấp tên miền giá rẻ uy tín

 – Bước 1: Nghiên cứu vài công ty trước khi quyết định mua về giá cả, số lượng kiểm soát, mức độ sử dụng, dịch vụ khách hàng và bất cứ điều gì khác mà họ có thể cung cấp cho bạn ở từng công ty.


 – Bước 2: Kiểm tra địa chỉ tên miền mà bạn muốn có. Công ty mà cung cấp tên miền sẽ cho phép bạn tìm xem tên miền bạn muốn có hay không, được sử dụng hay chưa. Nếu có, hãy tiến hành các bước tiếp theo. Nếu không, hãy nghĩ ra một tên miền khác phù hợp.


 – Bước 3: Chọn và trả tiền cho 1 tên miền. Để có được một tên miền, bạn sẽ phải trả khoản phí mua, phí gia hạn hằng năm và có thể thêm chi phí cài đặt. Đừng quên gia hạn  thời gian bởi bạn sẽ dễ dàng mất tên miền chỉ qua 1 đêm khi hết hạn đó. Điều này đặc biệt sẽ không tốt chút nào khi tên miền của bạn bị mua lại bởi 1 doanh nghiệp không lành mạnh.



Mặc cả cho 1 tên miền giá rẻ uy tín chuyển nhượng



– Bước 1: Tìm ra người sở hữu tên miền. Nếu đó là một doanh nghiệp lớn với một trang web được thiết lập tốt thì rất khó để mua lại. Tuy nhiên, bạn có thể nhận được may mắn khi tìm thấy các tên miền đã mua về như một bản sao lưu, hoặc họ đang có ý định chuyển nhượng thì bạn có thể đàm phán một thỏa thuận.


 – Bước 2: Liên hệ với chủ sở hữu. Một cách đơn giản đó là bạn gửi email để hỏi về việc có hay không các tên miền để bán. Và tất nhiên, bạn chắc sẽ không muốn email của bạn nằm gọn trong thư rác mà không có ai động đến. Vì thế, bạn nên sử dụng một địa chỉ email chính thức để tỷ lệ mail nằm trong hòm thư rác của họ giảm tối đa có thể.


 – Bước 3: Đàm phán giá cả. Trong trường hợp chủ sở hữu đưa ra mức giá cao, bạn nên đưa ra lời mặc cả hợp lý nhất. Một số chủ sở hữu lại tự cho bạn đưa ra mức giá. Bạn nên đề nghị mức giá thấp hơn 20-30% so với giá thấp nhất của bạn để cuộc đàm phán bắt đầu. Một lưu ý nếu họ sẽ bán cho bạn với mức giá rẻ hơn bạn tưởng, đồng ý mua nhưng bạn cũng không nên quá nhiệt tình quá bởi khi đó, họ sẽ nghĩ rằng họ đang bị “hớ”.


 – Bước 4: Giữ lại những bằng chứng thỏa thuận. Nếu bạn tình cờ đồng ý mua domain qua email, các thông tin có thể được sử dụng để ràng buộc về mặt pháp lý. Khi đó email sẽ trở thành một hợp đồng mua bán tên miền uy tín có hiệu lực.

Tên miền Việt Nam triệu đô (p3)




Tiếp theo loạt bài về các tên miền Việt Nam triệu đô. Ở phần ba chúng tôi chia sẻ đến các bạn một loạt tên miền ở Việt Nam từng có giá triệu đô, từng đình đám những năm 2006 đến 2010 rồi dần chìm vào quên lãng cũng như thất bại.

Tên miền Việt Nam triệu đô: Câu Chuyện Thất Bại

Vào giữa năm 2007, giới trẻ ở TP.HCM cũng như Hà Nội đặc biệt rất thích vào trang Sonic.vn để nghe, tải nhạc và trao đổi thảo luận. Trang web này nổi tiếng và thu hút rất nhiều công ty truyền thông mạng đặt vấn đề hợp tác quảng cáo, kinh doanh, phát triển cũng như đầu tư cả triệu đô la vào. Thế nhưng chỉ trong vòng chưa đầy hai ba năm sau thì không còn ai nhớ tới Sonic.vn nữa, bây giờ có nghe nhạc thì người ta chỉ biết đến Nhaccuatui.vn, Zing Music,… Về SONIC cũng như những nguyên nhân khiến nó thất bại DigiStar sẽ có một bài viết khác chi tiết hơn.

Trước đó một vài năm (khoảng 2004, 2005) khi mà diễn đàn mua bán rao vặt 5giay.vn chưa ra đời cũng như định hình thì cư dân mạng mua bán đồ công nghệ, vi tính, điện tử đa phần đều vào trang PPCVN.COM để tham khảo và ra quyết định cũng như trao đổi, thảo luận. Trang này nổi tiếng đến nỗi giữa năm 2005 có một nhóm nhà đầu tư đề nghị mua lại với giá lên tới vài chục tỷ đồng. Chỉ đáng tiếc một điều là sai lầm trong chiến lược điều hành, quản lý diễn đàn đã đẩy hoạt động của nó vào quên lãng rồi dần biến mất trên thị trường. Tới nay thì cơ bản tên miền cũng đã bị đánh cắp như một phát súng ân huệ cuối cùng dành cho ban quản trị diễn đàn này.

Khoảng cuối 2008 cho đến tháng 4/2009 khi Yahoo Việt Nam tuyên bố đóng cửa thì có một lượng thành viên của nó chuyển qua mạng xã hội 9kute.com (một trang blog theo hướng thay thế yahoo) khiến chỉ trong thời gian khoảng ba bốn tháng thì thu thập được hơn 100.000 thành viên (một con số tăng trưởng khủng khiếp lúc bấy giờ). Theo đó, 24h.com.vn (ở Việt Nam) và một tập đoàn truyền thông online của Nhật (sở hữu một trang mạng xã hội khác đứng thứ 4 ở Nhật) rất quan tâm đến dự án đã đặt vấn đề rót vốn đầu tư cũng như hợp tác. Rất tiếc khủng hoảng nội bộ những người sáng lập công ty sở hữu dự án này đã đẩy trang web này tới bờ vực và rất nhanh cũng chỉ trong vài tháng nó sụp đổ như chưa từng xuất hiện. Chúng tôi sẽ còn đề cập đến trang này trong loạt bài về tên miền Việt Nam triệu đô.

Gần đây nhất là sự sụp đổ của tên miền Haivl.com sau khi được mua lại với giá 1,5 triệu đô la. Chỉ trong một đêm sau lệnh cấm của bộ thông tin và truyền thông, tên miền và dự án này chính thức khai tử. Đó chính là lời cảnh tỉnh cho một bộ phận không nhỏ giới IT về việc tận dụng phát triển công nghệ để kiếm tiền bất hợp pháp.

Bằng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp tên miền, hosting, cloud vps – cloud server chúng tôi cho rằng tìm hiểu và rút kinh nghiệm những thất bại dự án trong quá khứ sẽ tạo nền tảng vững chắc trong thành công hôm nay.

Theo đó, để gầy dựng và triển khai dự án công nghệ thông tin thành công thì chúng tôi khuyến cáo phải lưu ý đặc biệt từ khâu đăng ký tên miền, quản trị dns tên miền và đặc biệt là nên mua tên miền Việt Nam, cloud vps – cloud server (công nghệ mới và hiện đại nhất 2015) từ những nhà cung cấp tiên phong trên thị trường, có nhiều năm kinh nghiệm và thương hiệu để tránh công sức gầy dựng và phát triển dự án đổ sông đổ biển.

Và thay cho lời kết là sự động viên của các nhà cung cấp với anh em đam mê IT mong muốn có những dự án, đóng góp sáng tạo cho ngành công nghệ thông tin nước nhà cùng với lời cam kết sẽ tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho những chủ sáng lập dự án chứng minh được tính nhân văn và cộng đồng.

Tên miền Việt Nam triệu đô (p2)




Ở phần 1 của loạt bài viết về tên miền Việt Nam giá trị triệu đô, chúng tôi đã đề cập tới một loạt tên miền đẹp, ý nghĩa và giá trị rất cao dù dự án kinh doanh dựa trên tên miền là không hiệu quả. Trong phần 2 này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một loạt các tên miền Việt Nam khác có giá trị rất cao nhờ vào khả năng triển khai dự án kinh doanh táo bạo, sáng tạo và thông minh của các chủ sở hữu điển hình là 24h.com.vn, zing.vn, somic.vn, ddth.vn, 5giay.vn, tinhte.vn

Tên miền Việt Nam triệu đô: Câu Chuyện Thành Công


Hiện tại, 24h, Zing, 5 giay, Tinh Tế… đã rất nổi tiếng trong cộng đồng mạng ở Việt Nam đưa giá trị các tên miền Việt Nam này lên tới con số hàng triệu thậm chí hàng chục triệu đô la và bước đầu hình thành các Groups, Tập đoàn về quảng cáo, truyền thông, công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam do chính người Việt sở hữu và xây dựng.

Đặc điểm chung của các tên miền này đều là ngắn gọn, dễ nhớ, đại diện cho các trang web về báo chí, games, giải trí, diễn đàn công nghệ, diễn đàn mua bán với lượng độc giả và thành viên lên tới hàng triệu thậm chí hàng chục triệu và xếp hạng alexa trong top 20 ở Việt Nam.

Chủ nhân của các dự án trên đa phần còn rất trẻ (đại diện cho lứa cuối 7x, đầu 8x), khởi nghiệp trong giải đoạn 2006 trở đi, tốc độ thành công và phát triển dự án rất nhanh (trong khoảng 2 đến 3 năm) so với việc vận hành và xây dựng thành công một tập đoàn truyền thống của các thế hệ doanh nhân đi trước tại Việt Nam.

Vào thời điểm mà Google thống trị công cụ tìm kiếm, email, chat; Facebook chiếm thị phần trên 80% mạng xã hội tại Việt Nam thì sự vươn lên của các dự án kinh doanh được đại diện bởi các tên miền Việt Nam có giá trị trên thị trường hàng triệu đô la là rất đáng quý, tạo niềm tin về khả năng có thể cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn vừa nêu chí ít là ở thị trường Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Nga đã thành công.

Bên cạnh những thành công đạt được, rủi ro trong kinh doanh và vận hành hệ thống dựa trên các tên miền thành công cũng gia tăng tỷ lệ mà điển hình là sự cố tên miền Google Việt Nam gần đây (bài viết https://www.digistar.vn/ten-mien-google-viet-nam-bi-tan-cong/) hay những vụ hack tên miền gây thiệt hại khá lợn về thương hiệu, thị phần lợi nhuận của các chủ sở hữu những năm trước (http://genk.vn/internet/lat-lai-nhung-vu-hack-ten-mien-dinh-dam-trong-lich-su-internet-viet-2011102911124572.chn)

Chính vì vậy, để tránh rủi ro khi phát triển các dự án kinh doanh dựa trên các tên miền, đặc biệt là tên miền Việt Nam thì chủ sở hữu cần phải lựa chọn cho mình những nhà đăng ký tên miền lâu năm, có thương hiệu và uy tín trên thị trường cũng như có hệ thống DNS (domain name system) mạnh, được cấu hình và bảo mật tốt nhằm đảm bảo vận hành tên miền không bị gián đoạn vì bị kẻ xấu tấn công qua đường DNS.

Bằng sự am hiểu kỹ thuật cũng như nghiên cứu chuyên nghiệp, chúng tôi cho rằng trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có vài hệ thống DNS của chính nhà đăng ký tên miền tại Việt Nam phát triển như DigiStar, PA Việt Nam, NetNam còn lại là các hệ thống DNS uy tín của quốc tế như cloudflare, open DNS mà các bạn nên lựa chọn để đăng ký hoặc cấu hình tên miền.

Để biết thêm về cấu hình DNS tên miền bảo mật, an toàn các bạn xem thêm tại link (https://www.digistar.vn/lam-chu-hoan-toan-ten-mien-viet-nam/)

Cuối cùng, thành công của dự án gắn liền với các tên miền Việt Nam đã nêu ở trên là một khích lệ tinh thần khởi nghiệp cho các bạn trẻ thế hệ 9x đồng thời chúng tôi hy vọng rằng tương lai không xa sẽ ngày càng có nhiều tên miền Việt Nam giá trị do người Việt Nam sở hữu và kinh doanh.

Tên miền Việt Nam Triệu đô (p1)



Theo từ điển của các nhà kinh tế học, “hớt váng sữa” là thuật ngữ rất phổ biến và được dùng rất nhiều trong các bài phân tích về kinh doanh nói về việc khai phá thị trường mới và thu về lợi nhuận khổng lồ từ những khách hàng đầu tiên. Về mảng dịch vụ tên miền Việt Nam thì Hi – Tek là đơn vị khai phá thị trường nên đã nhanh tay đầu cơ thu về cho mình hàng loạt tên miền có giá trị như : Hotels.vn, Hotels.com.vn, business.vn, business.com.vn, it.vn…


Những tên miền này vào thời điểm được đầu cơ thì giá chỉ vài triệu đồng nhưng đến thời điểm 2015 đã có giá trị lên đến hàng tỷ đồng thậm chí hàng chục tỷ đồng nếu được các tập đoàn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và mua lại.

Cũng trong thời gian từ năm 2006 cho đến 2009 thì Hi-Tek đã đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển dự án Hotels.vn với tham vọng biến trang này thành cổng du lịch hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, sau 4 năm đầu tư thì công ty này không chịu nổi khoản lỗ quá lớn đã sang nhượng quyền kinh doanh cho một đơn vị nước ngoài (chỉ giữ lại tên miền hotels.vn) với giá gần 20 tỷ đồng. Đây cũng là một ví dụ điển hình về “hớt váng sữa” thị trường tên miền Việt Nam.

Tên miền Việt Nam triệu đô: Hớt váng sữa

Tuy nhiên, có một thực tế là kinh doanh và phát triển tên miền Việt Nam để thu lại hàng triệu đô la không phải là một việc dễ dàng và chỉ cần sở hữu một tên miền đẹp là thành công. Bạn cần phải định hướng chiến lược, thị trường và có giải pháp táo bạo mà Agoda.vn là một ví dụ điển hình. Tuy ra đời sau so với trang web có tên miền rất đẹp là Hotels.vn nhưng chỉ trong vòng chưa đầy ba năm đã vươn mình đánh bại hàng loạt đối thủ lớn để trở thành cổng du lịch trực tuyến số 1 Việt Nam.

Mặc dù vậy, sở hữu một tên miền cực đẹp và thuộc về một mảng kinh doanh siêu lợi nhuận thì việc đầu tư chiếm giữ thị trường lại là điều không khó mà tên miền batdongsan.com.vn là ví dụ tiêu biểu. Ra đời khoảng cuối 2008 đầu 2009, chỉ trong vòng chưa tới một năm đã vươn mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ trung gian môi giới bất động sản hàng đầu đồng thời giữ vững vị trí này tới tận hiện tại.

Với cương vị là nhà đăng ký tên miền, chúng tôi luôn cho rằng cơ hội để sở hữu các tên miền đẹp mang lại nhiều lợi thế kinh doanh nhằm thống trị phân khúc thị trường mới ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều và chia đều cho mọi nhà đầu tư. Tất nhiên để nắm bắt và lựa chọn cho mình một tên miền Việt Nam đem lại lợi nhuận lớn cần một sự nghiêm túc trong phân tích, đánh giá và đầu tư.

Bằng sự phân tích thị trường chuyên nghiệp, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tên miền Việt Nam quan tâm đến các tên miền sau đây :
  •     iwatch.net.vn
  •     dulichkhongkhoi.com.vn
  •     dulichkhonggian.com.vn
  •     banhoa.com.vn
  •     muabatdongsan.com.vn

Tóm lại, nếu bạn có quyết tâm, nghị lực cùng tài chính và định hướng rõ ràng thì bạn hoàn toàn có thể kinh doanh tên miền Việt Nam thành công.