Hiển thị các bài đăng có nhãn cloud server. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cloud server. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

So sánh VPS thường và Coud VPS

Hiện nay trên thị trường, các nhà cung cấp đưa ra 2 loại VPS:

· VPS thông thường: 1 máy chủ vật lý chia ra nhiều VPS trên nó
· Cloud VPS: các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, được kết hợp tạo thành một khối tài nguyên thống nhất. Nhờ đó , công tác quản lý và cấp phát tài nguyên được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng cũng như nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống.

So sánh ưu điểm Cloud VPS và VPS thường.



1) Tính sẵn sàng cao.

· Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ vật lý, nên nếu có sự cố xảy ra với máy chủ này thì các VPS đều bị ảnh hưởng.

· Còn đối với các Cloud VPS, thì các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, nên giả sử 1 VPS đươc host ở 1 trong các máy chủ đó, mà máy chủ đó gặp sự cố, thì VPS đó tự động được chuyển qua host trên 1 máy khác trong hệ thống. Điều này đảm bảo được tính sẵn sàng cho VPS.

2) Thuận tiện trong việc quản lý.

· Các dịch vụ VPS thông thường hiện nay đa số chỉ cung cấp cho khách hàng tài khoản admin hay root để khách hàng truy cập từ xa. Các công việc như khởi động , backup, cài lại OS thì khách hàng phải gửi yêu cầu lên nhà cung cấp dịch vụ. Có chỗ làm miễn phí nhưng cũng có chỗ tính phí. Nói chung là khách hàng không được chủ động.
· Còn trên VPS cloud, khách hàng được cung cấp tài khoản portal, khách hàng có thể chủ động khởi động, tắt, backup, cài lại OS từ image ở local hoặc có sẵn trên hệ thống. Khách hàng sẽ được chủ động trong mọi tình huống.

3) Khả năng mở rộng linh hoạt.

· Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ riêng lẻ, khi khách hàng muốn nâng cấp VPS , nếu máy chủ đó vẫn còn tài nguyên thì không sao, nhưng nếu máy chủ đang hết tài nguyên dự trữ thì việc nâng cấp lên sẽ gián đoạn VPS 1 khoảng thời gian, tuy là không nhiều.

· Còn đối với các Cloud VPS thì tài nguyên dự trữ là rât nhiều và lúc nào cũng sẵn sàng để nâng cấp VPS, việc cấp phát cũng rất nhanh chóng.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Nền tảng điện toán đám mây (cloud server) mang lại lợi ích gì?




 Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng điện toán đám mây để quản lý hạ tầng CNTT, một lý do quan trọng trong số đó chính là an toàn dữ liệu. Những ưu điểm của nền tảng điện toán đám mây mà ông Ru nêu ra, tuy không mới nhưng luôn là trọng tâm của mọi hệ thống điện toán đám mây.

1. An toàn dữ liệu:


An toàn dữ liệu là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Ở một số quốc gia còn có quy định rất rõ ràng về việc lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Dễ nhận thấy rằng, việc lưu trữ ở một trung tâm dữ liệu vật lý tồn tại khá nhiều rủi ro: Hỏng phần cứng, lỗi người dùng, virus xâm nhập, thiên tai… Khi đó, hệ thống phải có cơ chế sao lưu tự động hàng ngày tại trung tâm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, onsite và offsite.

2. Tính sẵn sàng:

Trước đây, nhiều doanh nghiệp e ngại điện toán đám mây vì họ sợ những gì không quản lý trực tiếp được. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ sâu hơn, việc mua một hay nhiều máy chủ đặt ở văn phòng để lưu trữ web, email, lưu trữ dữ liệu, chạy phần mềm, ứng dụng… và điều hành bởi những nhân viên IT thông thường không thể đem lại tính sẵn sàng cao bằng nguồn tài nguyên từ hạ tầng điện toán đám mây công nghệ cao, được phân phối qua internet và được các chuyên gia kỹ thuật giám sát 24/24.

Kiến trúc đặc thù của điện toán đám mây cho phép tập trung những nguồn tài nguyên nhàn rỗi trong hệ thống để xử lý công việc ở nơi thiếu hụt, nâng hiệu suất lên 3-5 lần. Bên cạnh đó, khi một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố thì máy chủ kế tiếp sẽ tự động thay thế và tăng công suất hoạt động lên, đảm bảo hệ thống có thời gian "sống" đến 99.99%.

3. Tốc độ và hiệu suất:

Lấy ví dụ ngay từ trung tâm dữ liệu của Long Vân, ông Ru cho biết, hệ thống này được xây dựng theo chuẩn Tier 3 - tiêu chuẩn cao nhất khi đánh giá một trung tâm dữ liệu. Hạ tầng cho tốc độ truyền tải 10Gb/s và có thể mở rộng lên 40Gb/s tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.

Tốc độ và hiệu suất có thể khác nhau ở các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nhưng việc chọn lựa một hệ thống có tốc độ và hiệu suất cao sẽ mang lại nhiều lợi ích: Truy cập nhanh, hạn chế nghẽn băng thông,...

4. Khả năng mở rộng:

Nhu cầu tài nguyên của doanh nghiệp bạn hiện tại là bao nhiêu? 5 năm nữa là bao nhiêu? 10 năm nữa là bao nhiêu?

Đa số doanh nghiệp sẽ dễ dàng trả lời được câu số 1, ngập ngừng ở câu thứ 2 và không thể trả lời được câu thứ 3. Điện toán đám mây vẫn được xem là biểu tượng của sự linh hoạt. Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hay thu hẹp, họ có thể yêu cầu nhà cung cấp tiến hành chỉ trong vài phút. Họ không còn phải lãng phí một lượng lớn tài nguyên chỉ để dự trù cho nhu cầu trong tương lai mà không biết chính xác là bao nhiêu.

5. Vấn đề chi phí:

Chi phí là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư mua máy chủ chỉ là sự khởi đầu, họ còn phải xây dựng không gian đầy đủ điều kiện về điện, độ ẩm, nhiệt độ để chứa máy chủ, chi trả phí bản quyền cho phần mềm, ứng dụng và phải thuê nhân viên IT để vận hành bộ máy đó. Đây là giải pháp rất tốn kém.

Khi chuyển lên điện toán đám mấy, các khoản chi phí đó sẽ không còn là mối lo ngại nữa vì hạ tầng và đội ngũ nhân viên vận hành sẽ do chính nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Điện toán đám mây (cloud server) phát triển như thế nào?




Điện toán đám mây (cloud computing) tiếp tục là xu hướng giúp doanh nghiệp (DN) phát triển hoạt động kinh doanh. Để tin dùng nó, DN cần quá trình thay đổi toàn diện, hiểu biết và có lộ trình, kế hoạch bài bản…

Xu hướng tất yếu


Theo ông Phí Anh Tuấn, Giám đốc Giải pháp CSC Việt Nam, “sớm muộn gì điện toán đám mây (Cloud) cũng được ứng dụng tại Việt Nam. Việc ứng dụng này sẽ đến từ khách hàng và nhà cung cấp giải pháp”. Tuy nhiên, để Cloud đi vào ứng dụng, nhân tố không thể thiếu là các CIO (giám đốc CNTT) của các doanh nghiệp. Khi CIO - người quản lý hệ thống thông tin của tổ chức/ doanh nghiệp có đủ thông tin và hiểu biết về Cloud, nhận thức được lợi ích cũng như những điều cần lưu ý khi ứng dụng Cloud, họ sẽ có đề xuất hợp lý với ban lãnh đạo.

Để thành công với Cloud, các CIO nên lưu ý một số vấn đề sau:

Với những khách hàng đầu, cuối muốn khai thác đám mây công cộng (Public Cloud) không cần phải lưu ý nhiều về lộ trình đưa ứng dụng từ truyền thống lên Cloud, mà chỉ cần lưu ý đến chức năng các ứng dụng có phù hợp với DN hay không. Đặc biệt, DN phải lưu ý chất lượng dịch vụ. CIO và DN cần hiểu biết các khái niệm như: SaaS, PaaS và IaaS để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đúng.

Với các công ty phần mềm trong nước, muốn phát triển những ứng dụng trên Cloud, cần phải hiểu biết sâu về SOA, về các quan niệm lập trình mới khác với cách cũ. Không phải ứng dụng nào chạy trên Web cũng được gọi là ứng dụng trên Cloud.

Với DN mong muốn xây dựng đám mây riêng (Private Cloud) hoặc kết hợp dưới dạng đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thì cần hiểu rõ hơn các kiến trúc, cụ thể SOA (Service-oriented architecture - kiến trúc hướng dịch vụ), vì nó đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó, DN có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi ứng dụng theo kiến trúc truyền thống sang ứng dụng khai thác được trên Cloud. Trường hợp hiểu biết còn hạn chế hoặc không chuyển tải được nội dung kỹ thuật sang ngôn ngữ “đời thường” để lãnh đạo hiểu, CIO phải lựa chọn nhà tư vấn đúng để đảm bảo đầu tư đúng hướng, tránh tiền mất mà hiệu quả không cao.

Tính khả thi cao…
Theo ông Võ Tăng Huy, Trưởng phòng CNTT Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), Cloud tại Việt Nam hoàn toàn khả thi vì giúp tiết kiệm chi phí, hỗ trợ làm việc mọi nơi, mọi lúc… Ngày càng có nhiều nhà cung cấp hạ tầng và giải pháp chú ý đến thị trường Việt Nam như: HP, IBM, Oracle, Microsoft... Các DN trong nước do đó càng có cơ hội tiếp cận thông tin để tìm kiếm giải pháp tối ưu, tận dụng lại hạ tầng và thiết bị đang sẵn có của DN.

Ông Huy cho biết thêm, Công ty FPT Online đã và đang đầu tư vào ảo hóa các máy chủ; Nghiên cứu và thử nghiệm các ứng dụng trên Cloud. FPT dự kiến tới đây sẽ triển khai thử nghiệm các ứng dụng này. FPT Online hiện đang nghiên cứu phần cứng của một số hãng và sử dụng VMWare làm phần mềm ảo hóa.
dtdm2Ngày 15/2/2011, HP Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Giải pháp điện toán đám mây HP”. Các nhà quản lý CNTT đang sinh hoạt trong dự án Câu lạc bộ IT Manager của Tạp chí Thế Giới Vi Tính (đang vận động thành lập) đã tham gia chia sẻ về xu hướng ứng dụng Cloud; Các bước triển khai; 

Những vấn đề cần lưu ý khi chọn giải pháp Cloud…

 Ông Lim Eng Cheng, Phụ trách Kiến trúc Giải pháp Điện toán đám mây HP khu vực Đông Nam Á cho rằng: Để ứng dụng thành công mô hình Cloud, sử dụng các dịch vụ hiệu quả, DN phải có chiến lược phát triển và kế hoạch rõ ràng trước khi thiết kế, triển khai.

Với giải pháp điện toán mây riêng (Private Cloud) cho DN như HP CloudStart, HP Việt Nam có đội ngũ tư vấn giải pháp giúp DN xây dựng hệ thống và vận hành nó. Tại khu vực Đông Nam Á, HP đã tư vấn và triển khai thành công điện toán đám mây cho một số ngân hàng tại Philippine, Thái Lan, Indonesia và nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Singtel (Singapore)…

Các bước triển khai “Cloud”

Ngày nay, điện thoại di động, máy tính đều có thể kết nối, tương tác với Cloud dễ dàng và nhanh chóng. Công nghệ nhúng cho phép DN ứng dụng trên mọi thiết bị để phục vụ nhân viên, đối tác và khách hàng. Cloud tiếp tục là xu hướng để DN triển khai các ứng dụng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Theo HP, các bước triển khai dịch vụ điện toán đám mây phù hợp tại Việt Nam có thể bao gồm:
Nắm bắt quan niệm (Cloud Discovery Workshop): Cung cấp cho lãnh đạo DN các khái niệm và quan niệm về Cloud Computing, cơ hội và lợi ích mang lại, khả năng quản trị, bảo mật an ninh hệ thống…
Theo khảo sát của HP, có 75% CIO cho rằng an ninh dữ liệu điện toán đám mây mới là quan tâm chính; 60% quan tâm đến nhà cung cấp; 60% lo lắng về hiệu năng và mức độ sẵn sàng giải pháp; 45% lo lắng về việc tích hợp các dịch vụ bên trong và bên ngoài DN.

Lộ trình (Roadmap): Khi vai trò các cá nhân trong tổ chức đã rõ, DN thực hiện tự động chuyển đổi kế hoạch thông qua các công cụ. Nhà cung cấp sẽ cùng với DN xác định nhu cầu của tổ chức là đám mây riêng (Private), đám mây công cộng (public) hay đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thông qua phân tích cách quản lý dịch vụ, kiến trúc kỹ thuật, văn hóa, nhân viên, cách thức quản trị và các lĩnh vực khác.

Thiết kế (Design): Các chuyên gia Cloud sẽ phân tích chi tiết kỹ thuật và nghiệp vụ DN dựa trên kiến trúc chuẩn của nhà cung cấp Cloud, bao gồm các thiết bị, cài đặt công nghệ, phần mềm quản lý và các yêu cầu dịch vụ đám mây có liên quan. Ngoài ra, còn có dự toán, kế hoạch thực hiện.

Triển khai: Đảm bảo an ninh hệ thống (Security Analysis). Thực thi và hỗ trợ cho hạ tầng điện toán mây (Converged Infrastructure Service); Triển khai các ứng dụng phần cứng, phần mềm dịch vụ tích hợp trên các đám mây nội bộ DN (CloudStart Solution); Dịch vụ hỗ trợ, đào tạo (Support and Education Service).

Công nghệ điện toán đám mây (cloud server) của Panda Security






Panda Cloud Protection là tên một giải pháp điện toán đám mây của Panda Security, nó tạo ra 1 bức màn bao bọc để bảo vệ người sử dụng máy tính trước hiểm họa của Virus máy tính và Virus từ Internet.

Panda Cloud Protection là tên một giải pháp điện toán đám mây của Panda Security, nó tạo ra 1 bức màn bao bọc để bảo vệ người sử dụng máy tính trước hiểm họa của Virus máy tính và Virus từ Internet.

Hãy hình dung như thế này, máy tính của bạn cùng với các máy tính khác được bảo vệ bởi 1 đám mây (cloud) dày đặc. Khi có sự cố xảy ra, trên bất cứ máy tính nào trong đám mây đó, đám mây sẽ có chức năng lan tỏa thông tin đó đến các máy tính khác để bảo vệ dữ liệu một cách nhanh nhất (khoảng 6 phút).


Công nghệ Panda Cloud có hai tính năng nổi bật nhất là cập nhật tức thời các mẫu virus mới và tiết kiệm tài nguyên máy tính.

Bình thường khi 1 máy tính bị nhiễm virus, chương trình bảo mật trên máy tính đó sẽ phát hiện ra virus và gửi lên máy chủ phân tích, sau đó cho phép các máy tính khác cập nhật lại. Với Panda Cloud, khả năng cập nhật mẫu virus mới sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Panda Cloud có cách thức lưu trữ dữ liệu thông minh giúp người dùng không cần chứa quá nhiều thông tin trên máy tính như các phần mềm bảo mật khác. Với Panda Cloud, mẫu virus mới sẽ được mã hóa sao cho việc cập nhật và lưu trữ trên máy tính nhẹ nhàng và tiết kiệm nhất.