Hiển thị các bài đăng có nhãn cloud computing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cloud computing. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

So sánh VPS thường và Coud VPS

Hiện nay trên thị trường, các nhà cung cấp đưa ra 2 loại VPS:

· VPS thông thường: 1 máy chủ vật lý chia ra nhiều VPS trên nó
· Cloud VPS: các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, được kết hợp tạo thành một khối tài nguyên thống nhất. Nhờ đó , công tác quản lý và cấp phát tài nguyên được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng cũng như nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống.

So sánh ưu điểm Cloud VPS và VPS thường.



1) Tính sẵn sàng cao.

· Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ vật lý, nên nếu có sự cố xảy ra với máy chủ này thì các VPS đều bị ảnh hưởng.

· Còn đối với các Cloud VPS, thì các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, nên giả sử 1 VPS đươc host ở 1 trong các máy chủ đó, mà máy chủ đó gặp sự cố, thì VPS đó tự động được chuyển qua host trên 1 máy khác trong hệ thống. Điều này đảm bảo được tính sẵn sàng cho VPS.

2) Thuận tiện trong việc quản lý.

· Các dịch vụ VPS thông thường hiện nay đa số chỉ cung cấp cho khách hàng tài khoản admin hay root để khách hàng truy cập từ xa. Các công việc như khởi động , backup, cài lại OS thì khách hàng phải gửi yêu cầu lên nhà cung cấp dịch vụ. Có chỗ làm miễn phí nhưng cũng có chỗ tính phí. Nói chung là khách hàng không được chủ động.
· Còn trên VPS cloud, khách hàng được cung cấp tài khoản portal, khách hàng có thể chủ động khởi động, tắt, backup, cài lại OS từ image ở local hoặc có sẵn trên hệ thống. Khách hàng sẽ được chủ động trong mọi tình huống.

3) Khả năng mở rộng linh hoạt.

· Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ riêng lẻ, khi khách hàng muốn nâng cấp VPS , nếu máy chủ đó vẫn còn tài nguyên thì không sao, nhưng nếu máy chủ đang hết tài nguyên dự trữ thì việc nâng cấp lên sẽ gián đoạn VPS 1 khoảng thời gian, tuy là không nhiều.

· Còn đối với các Cloud VPS thì tài nguyên dự trữ là rât nhiều và lúc nào cũng sẵn sàng để nâng cấp VPS, việc cấp phát cũng rất nhanh chóng.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Mô hình Cloud Computing




Một cách nôm na, điện toán đám mây là mô hình điện toán Internet. Tuy nhiên, khi mô hình Cc dần định hình, các ưu điểm của nó đã được vận dụng để áp dụng trong các môi trường có quy mô và phạm vi riêng, hình thành các mô hình triển khai khác nhau.

1. Đám mây “công cộng”

   Mô hình đầu tiên được nói đến khi đề cập tới CC chính là mô hình Public Cloud. Đây là mô hình mà hạ tầng CC được một tổ chức sỡ hữu và cung cấp dịch vụ rộng rãi cho tất cả các khách hàng thông qua hạ tầng mạng Internet hoặc các mạng công cộng diện rộng. Các ứng dụng khác nhau chia sẻ chung tài nguyên tính toán, mạng và lưu trữ. Do vậy, hạ tầng CC được tiết kế để đảm bảo cô lập về dữ liệu giữa các khách hàng và tách biệt về truy cập.

  Các dịch vụ Public Cloud hướng tới số lượng khách hàng lớn nên thường có năng lực về hạ tầng cao, đáp ứng nhu cầu tính toán linh hoạt, đem lại chi phí thấp cho khách hàng. Do đó khách hàng của dịch vụ trên Public Cloud sẽ bao gồm tất cả các tầng lớp mà khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ sẽ được lợi thế trong việc dễ dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ cap, chất lượng mà không phải đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng thấp, linh hoạt.

2. Đám mây “doanh nghiệp”


  Đám mây doanh nghiệp (Private Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được sở hữu bởi một tổ chức và phục vụ cho người dùng của tôt chức đó. Private Cloud có thể được vận hành bởi một bên thứ ba và hạ tầng đám mây có thể được đặt bên trong hoặc bên ngoài tổ chức sở hữu (tại bên thứ ba kiêm vận hành hoặc thậm chí là một bên thứ tư).

  Private Cloud được các tổ chức, doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình nhằm khai thác ưu điểm được các tổ chức, doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình nhằm khai thác ưu điểm về công nghệ và khả năng quản trị của CC. Với Private Cloud, các doanh nghiệp tối ưu được hạ tầng IT của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý trong cấp phát và thu hồi tài nguyên, qua đó giảm thời gian đưa sản phẩm sản xuất, kinh doanh ra thị trường.

3. Đám mây “chung”

   Đám mây chung (Community Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức cho cộng đồng người dùng trong các tổ chức đó. Các tổ chức này do đặc thù không tiếp cận với các dịch vụ Public Cloud và chia sẻ chung một hạ tầng CC để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng.

4. Đám mây “lai”
   Mô hình đám mây lai (Hybrid Cloud) là mô hình bao gồm hai hoặc nhiều hơn các đám mây trên tích hợp với nhau. Mô hình Hybrid Cloud cho phép chia sẻ hạ tầng hoặc đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu.

5. Lời kết

   Mô hình điện toán đám mây là mô hình mới, chính xác hơn là mô hình ứng dụng và khai thác điện toán mới, được đánh giá là rất tiềm năng và mang lại hiệu quả cao. Hy vọng trong tương lai gần, khác hàng và doanh nghiệp sẽ quen với việc sử dụng các phần mềm và lưu dữ liệu ở ngoài ngôi nhà, văn phòng của mình, ở trên  “mây”.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Công nghệ điện toán đám mây (cloud server) của Panda Security






Panda Cloud Protection là tên một giải pháp điện toán đám mây của Panda Security, nó tạo ra 1 bức màn bao bọc để bảo vệ người sử dụng máy tính trước hiểm họa của Virus máy tính và Virus từ Internet.

Panda Cloud Protection là tên một giải pháp điện toán đám mây của Panda Security, nó tạo ra 1 bức màn bao bọc để bảo vệ người sử dụng máy tính trước hiểm họa của Virus máy tính và Virus từ Internet.

Hãy hình dung như thế này, máy tính của bạn cùng với các máy tính khác được bảo vệ bởi 1 đám mây (cloud) dày đặc. Khi có sự cố xảy ra, trên bất cứ máy tính nào trong đám mây đó, đám mây sẽ có chức năng lan tỏa thông tin đó đến các máy tính khác để bảo vệ dữ liệu một cách nhanh nhất (khoảng 6 phút).


Công nghệ Panda Cloud có hai tính năng nổi bật nhất là cập nhật tức thời các mẫu virus mới và tiết kiệm tài nguyên máy tính.

Bình thường khi 1 máy tính bị nhiễm virus, chương trình bảo mật trên máy tính đó sẽ phát hiện ra virus và gửi lên máy chủ phân tích, sau đó cho phép các máy tính khác cập nhật lại. Với Panda Cloud, khả năng cập nhật mẫu virus mới sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Panda Cloud có cách thức lưu trữ dữ liệu thông minh giúp người dùng không cần chứa quá nhiều thông tin trên máy tính như các phần mềm bảo mật khác. Với Panda Cloud, mẫu virus mới sẽ được mã hóa sao cho việc cập nhật và lưu trữ trên máy tính nhẹ nhàng và tiết kiệm nhất.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Tìm hiểu Cloud Computing, Cloud Hosting




Có lẽ với nhiều người, ngay cả những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, thuật ngữ Cloud Computing và Cloud Hosting còn khá lạ lẫm. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về Cloud Computing và Cloud Hosting là gì.

1. Cloud Computing là gì?

    Bạn có thể đã nghe nói đến thuật ngữ điện toán đám mây hay Cloud Computing, nhưng bạn đã hiểu Cloud Computing là gì hay không? Cloud Computing là mô hình sử dụng các công nghệ máy tính phát triển dựa trên mạng Internet. Từ “cloud” ở đây chỉ mạng Internet. Ở Việt Nam thông dụng hơn cả là thuật ngữ Điện toán đám mây. Nói 1 cách ngắn gọn, Cloud Computing đơn giản là 1 tập hợp các tài nguyên máy tính gộp lại và các dịch vụ cung cấp trên web.

    Ở mô hình điện toán này, tất cả các khả năng liên quan đến CNTT đều được cung cấp dưới dạng các Service (dịch vụ), cho phép người dùng truy cập và sử dụng các dịch vụ công nghệ từ 1 nhà cung cấp (Internet provider) nào đó trong “Cloud” mà không cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ đó.

Ưu điểm của Cloud Computing:

- Tài nguyên được cấp phát một cách tức thời cho doanh nghiệp.

- Giảm chi phí: giảm bớt chi phí mua bán cài đặt bảo trì tài nguyên

- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: bạn sẽ không cần quan tâm tới các vấn đề như đầu tư tài nguyên sẽ hết khấu hao, có lãi hay không....

   Tuy vậy doanh nghiệp cần phải tìm 1 nhà cung cấp đám mây đủ lớn và uy tín để đáp ứng được tất cả những nhu cầu trên. Và Viettel IDC là 1 trong những nhà cung cấp điện toán đám mây đầu tiên ở VN.

 2. Cloud Hosting là gì?


    Cloud Hosting là gì? Đây là một câu hỏi khá nhiều người vẫn còn đang mơ hồ. Cloud hosting là dịch vụ cung cấp, đáp ứng các yêu cầu dành cho khách hàng là doanh nghiệp , tổ chức, website TMĐT, cá nhân, diễn đàn có yêu cầu cao về an toàn thông tin, tính ổn định, khả năng mở rộng linh hoạt, tốc độ truy cập website nhanh.

    Thực chất Cloud Hosting giống hết các loại web hosting bình thường, cũng sử dụng các Cpanel hay Direct Admin, chỉ khác là nó chạy trên các máy chủ Cloud thì được gọi là Cloud Hosting.

    Ưu điểm lớn nhất của Cloud Hosting là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bạn chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên mà bạn sử dụng.

Điện toán đám mây - Cloud Computing




Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin (IT) đã bắt đầu một mẫu hình mới — điện toán đám mây. Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các tài nguyên máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi một cuộc cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức.


Lúc đầu điện toán trên máy tính lớn (mainframe) thống trị công nghệ thông tin. Cấu hình mạnh mẽ này cuối cùng đã cho ra đời mô hình khách-chủ. Công nghệ thông tin hiện đại ngày càng trở thành một chức năng của công nghệ di động, điện toán lan tỏa hoặc mọi nơi và tất nhiên, cả điện toán đám mây. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này, giống như mọi cuộc cách mạng, có các thành phần của quá khứ mà từ đó nó phát triển lên.

Vì vậy, để đưa điện toán đám mây vào đúng bối cảnh này, hãy nhớ rằng trong DNA của điện toán đám mây về cơ bản là sự tạo ra các hệ thống tiền thân của nó. Về nhiều mặt, sự thay đổi quan trọng này là vấn đề "trở lại tương lai" chứ không phải là sự kết thúc hẳn của quá khứ. Trong thế giới mới dũng cảm của điện toán đám mây, có chỗ cho sự cộng tác sáng tạo của công nghệ đám mây và cho các tiện ích đã qua thử thách của các hệ thống tiền thân đó, ví dụ như các máy tính lớn mạnh mẽ. Sự thay đổi thực sự ấy trong cách chúng ta tính toán mang lại các cơ hội to lớn cho nhân viên công nghệ thông tin để kiểm soát sự thay đổi và sử dụng chúng cho lợi ích cá nhân và tổ chức của họ.
Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất.

Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống, phủ nhận sự cần thiết phải chỉ định phần cứng cụ thể cho một nhiệm vụ. Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào.

Tại sao lại đổ xô vào đám mây?


Có các lý do có cơ sở và quan trọng về kinh doanh và công nghệ thông tin đối với sự dịch chuyển sang mẫu hình điện toán đám mây. Việc coi thuê ngoài như một giải pháp có những điểm cơ bản được xem là các lý do ấy.
  •     Chi phí giảm: Điện toán đám mây có thể làm giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hành (OpEx) vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền khi sử dụng.
  •     Cách sử dụng nhân viên được tinh giản: Việc sử dụng điện toán đám mây giải phóng đội ngũ nhân viên quý giá cho phép họ tập trung vào việc cung cấp giá trị hơn là duy trì phần cứng và phần mềm.
  •     Khả năng mở rộng vững mạnh: Điện toán đám mây cho phép khả năng điều chỉnh quy mô ngay lập tức hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, bất cứ lúc nào mà không cần giao kết dài hạn.