Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Tìm hiểu về máy chủ ảo (VPS Server)




Máy chủ ảo (VPS) là gì ?

Máy chủ ảo (tiếng Anh là Virtual Private Server – VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng na ná như máy chủ riêng (Dịch vụ máy chủ), chạy dưới dạng san sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban sơ. Khác với hosting dùng phần mềm quản lý (hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội so với hosting. Một VPS có thể chứa hàng trăm hosting khác nhau.

VPS được dùng để làm gì?

hiện tại Máy chủ ảo được dùng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh dinh nhỏ lẻ. Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:

– Máy chủ game (game server).

– Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn…)

– Phát triển platform.

– Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.

– Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.

– Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu…

– Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video…

Lợi thế của máy chủ ảo (VPS)

  • Hoạt động hoàn toàn như một server riêng với quyền quản trị cao nhất, đảm bảo tính bảo mật cao, tiết kiệm được tổn phí đầu tư server ban đầu.

  • Có thể dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các server vận dụng khác và có thể cài đặt riêng theo nhu cầu cũng nhữ dễ dàng chia sẽ dữ liệu, truyền dữ liệu giữa các chi nhánh.

  • Có tính chất quản lý nội bộ riêng của doanh nghiệp.

  • Không tốn uổng mua thiết bị, phí bảo dưỡng.

  • Dễ dàng nâng cấp tài nguyên RAM, HDD, Băng thông.

  • Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cấp thiết trong lúc khẩn cấp giảm tối đa thời gian Sập Mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).

  • Có thể quản trị từ xa, cài đặt các ứng dụng quản trị doanh nghiệp, CRM, quản lý khách hàng, bán hàng trực tuyến…

So sánh VPS thường và Coud VPS

Hiện nay trên thị trường, các nhà cung cấp đưa ra 2 loại VPS:

· VPS thông thường: 1 máy chủ vật lý chia ra nhiều VPS trên nó
· Cloud VPS: các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, được kết hợp tạo thành một khối tài nguyên thống nhất. Nhờ đó , công tác quản lý và cấp phát tài nguyên được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng cũng như nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống.

So sánh ưu điểm Cloud VPS và VPS thường.



1) Tính sẵn sàng cao.

· Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ vật lý, nên nếu có sự cố xảy ra với máy chủ này thì các VPS đều bị ảnh hưởng.

· Còn đối với các Cloud VPS, thì các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, nên giả sử 1 VPS đươc host ở 1 trong các máy chủ đó, mà máy chủ đó gặp sự cố, thì VPS đó tự động được chuyển qua host trên 1 máy khác trong hệ thống. Điều này đảm bảo được tính sẵn sàng cho VPS.

2) Thuận tiện trong việc quản lý.

· Các dịch vụ VPS thông thường hiện nay đa số chỉ cung cấp cho khách hàng tài khoản admin hay root để khách hàng truy cập từ xa. Các công việc như khởi động , backup, cài lại OS thì khách hàng phải gửi yêu cầu lên nhà cung cấp dịch vụ. Có chỗ làm miễn phí nhưng cũng có chỗ tính phí. Nói chung là khách hàng không được chủ động.
· Còn trên VPS cloud, khách hàng được cung cấp tài khoản portal, khách hàng có thể chủ động khởi động, tắt, backup, cài lại OS từ image ở local hoặc có sẵn trên hệ thống. Khách hàng sẽ được chủ động trong mọi tình huống.

3) Khả năng mở rộng linh hoạt.

· Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ riêng lẻ, khi khách hàng muốn nâng cấp VPS , nếu máy chủ đó vẫn còn tài nguyên thì không sao, nhưng nếu máy chủ đang hết tài nguyên dự trữ thì việc nâng cấp lên sẽ gián đoạn VPS 1 khoảng thời gian, tuy là không nhiều.

· Còn đối với các Cloud VPS thì tài nguyên dự trữ là rât nhiều và lúc nào cũng sẵn sàng để nâng cấp VPS, việc cấp phát cũng rất nhanh chóng.

Đặc điểm và cách chọn VPS



Đặc điểm về thông số VPS?

Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU riêng, dung lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ điều hành riêng.
Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng.
Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao…
Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm tài nguyên mà không phải khởi động lại hệ thống.
Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút.

Những vấn đề cần quan tâm khi có ý định thuê 1 VPS

– Uptime – là thời gian máy chủ hoạt động liên tục. Powernet không dám đảm bảo uptime 100% ( vì có những lúc cần bảo trì hoặc nâng cấp) nhưng đảm bảo uptime 99% . Chỉ trừ những lúc bảo trì ( khách hàng sẽ được gọi điện thông báo trước) còn lại server sẽ hoạt động 24/24
– RAM (cái này chắc không phải nói nhiều)
– CPU (Ram nhiều, CPU yếu thì cũng rất chậm)
– Tốc độ đọc ghi ổ cứng (cái này tưởng như ko liên quan nhưng mà thực tế lại rất ảnh hưởng đến tốc độ load của website trên vps)
– Tốc độ card mạng (10Mb/s hay 100Mb/s, tốc độ thực tế ra ngoài đối với trong nước, nước ngoài)
Ngoài ra khi dùng VPS bạn còn phải chú ý về vấn đề tinh chỉnh config của Apache, PHP và MySQL, việc config server ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ của VPS

Khi nào cần dùng máy chủ ảo VPS???




Khi nào bạn cần VPS ?

VPS là viết tắt của Virtual Private Server – Máy chủ ảo

Lúc trước, việc sở hữu 1 VPS riêng cho cá nhân hoặc doanh nghiệp thì có thể xem là hơi xa xỉ, vì chi phí lúc trước cho 1 VPS khá cao, thường chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, có số lượng khách truy cập cao và cần setup nhiều chức năng

Nhưng bây giờ thì VPS đang trở nên khá phổ biến, vì chi phí đã rẻ hơn rất nhiều, với nhiều tính năng, đáp ứng được nhu cầu hiệu suất hoạt động cao cũng như bảo mật

Nếu bạn muốn 1 trong các website của bạn chạy “1 mình 1 cõi” cho khỏe, tùy thích cấu hình, hạn chế cao khả năng Local Attack thì nên chọn VPS

Chi phí cho VPS

Cũng giống như Hosting, VPS có rất nhiều công ty cung cấp và rất nhiều mức giá khác nhau. Mình cũng đã sử dụng qua 1 số VPS của các công ty ở Việt Nam cũng như nước ngoài. Chất lượng và chi phí có thể nói là khá chênh lệch

Ở Việt Nam, mức giá trung bình cho 1 VPS có cấu hình tối thiểu nằm khoản 200.000 – 400.000/tháng. Ngoài ra còn có nhiều gói cao hơn

Việc VPS được đặt Server ở Việt Nam thì tất nhiên tốc độ truy cập sẽ nhanh khi chủ yếu website dành cho người Việt. Nhưng mình thấy nếu so với số tiền đó, chúng ta có thể thuê được 1 VPS khác ở nước ngoài với cấu hình cao hơn, chất lượng cũng như khả năng quản lý cũng tốt hơn

Điển hình là mình đang sử dụng gói VPS trung bình của DigitalOcean. Với gói nhỏ nhất chỉ có $5/tháng , tính ra là gần 120k/tháng. Quá rẻ so với giá trung bình của Việt Nam, không giới hạn nhiều như 1 số cty ở Việt Nam. Cài đặt – sao lưu – khôi phục vô cùng nhanh chóng. Chế độ support thì quá tốt. Mình khuyên dùng cho ai có nhu cầu sử dụng VPS


Nhược điểm của VPS

Vì là 1 máy server ảo. Mọi thứ bạn có khi thuê xong sẽ là 1 VPS trắng hoặc đã được cài sẵn 1 phần mềm quản lý. Ngoài ra, mọi thứ khác bạn phải tự cấu hình

Với những ai chưa có kinh nghiệm, thì thời gian đầu sẽ rất khó chịu, vì hơi khó sử dụng, không biết cấu hình thế nào…

VPS Hosting




VPS hosting là gì ?

VPS hosting là đắt hơn so với web hosting nhưng nó có thể ít tốn kém hơn so với dedicated server trong khi cung cấp cho bạn một số lợi ích tương tự. Wikipedia nói về “những gì được chia sẻ VPS lưu trữ?”: “Một máy chủ riêng ảo (VPS, còn được gọi là Virtual Dedicated Server hoặc VDS) là một phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý máy tính thành nhiều máy chủ như vậy mà mỗi có sự xuất hiện và khả năng chạy trên máy chuyên dụng của riêng mình. Mỗi máy chủ ảo có thể chạy hệ điều hành đầy đủ của nó, và mỗi máy chủ độc lập có thể được khởi động lại. “

Ưu điểm của VPS hosting ?

VPS lưu trữ là rất tốt cho việc lưu trữ nhiều trang web trong một môi trường nơi mà bạn có quyền kiểm soát gần như hoàn toàn trong khi vẫn giữ chi phí của bạn xuống. Bạn có thể cài đặt một module Apache tùy chỉnh hoặc thử một ngôn ngữ lập trình mới. Bạn có thể nhận được trong một và thực hiện những thay đổi chi tiết bằng cách sử dụng dòng lệnh hoặc remote từ xa, nhưng công ty lưu trữ của bạn vẫn thường làm cho nó dễ dàng để quản lý trang web của bạn bằng cách sử dụng một bảng điều khiển ảo hóa chẳng hạn như Virtuozzo Power Panel.

Nhược điểm của VPS hosting ?

Nhiều trách nhiệm hơn. Bạn có để giữ cho hệ thống ngày và chạy. Nếu phần mềm máy chủ web đi ra với một phiên bản mới để sửa chữa một vấn đề an ninh, bạn phải cập nhật nó để máy chủ của bạn không nhận được hack. Nếu phần mềm máy chủ web bị treo cuối tuần qua, đoán những người được để sửa chữa nó? Điều đó sẽ là bạn, bạn của tôi, không phải là quản trị viên thân thiện xử lý những người chia sẻ lưu trữ máy chủ web.
Ít tài nguyên hơn dành riêng. Mặc dù bạn có được một phần nhất định của phần cứng của máy chủ, có rất ít nguồn lực hơn nếu bạn có máy chủ chuyên dụng của riêng của bạn.
Lưu ý: Bạn có thể nhận được VPS lưu trữ với Windows hoặc Linux và bạn thường nhận được ít nhất một địa chỉ IP chuyên dụng.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Mua tên miền cần lưu ý điều gì?





Những điều cần lưu ý trước khi mua tên miền


1. Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng dến giá cả và giá trị của nó trước khi chọn mua tên miền

    Một tên miền tốt sẽ là tên miền đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và chứa từ khóa trong lĩnh vực của bạn. Điều đó có nghĩa là giá cả của một tên miền phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chiều dài tổng thể, số từ, dễ đánh vần hay không, và số lưu lượng truy cập đến…  Vì thế, để được giá rẻ hơn, bạn có thể tạo ra một vài những biến thể chẳng hạn thêm một số từ nào đó ở phía trước hoặc sau. Tuy nhiên, điều này chắc chắn cũng sẽ làm giảm hiệu quả của tên miền. Ví dụ như với tên miền beautyhouse, bạn có thể sẽ phải trả số tiền đắt hơn là mybeautyhouse.

 2. Xem xét việc hợp tác với một tên miền đã được công nhận từ ICANN (tổ chức quản lý domain quốc tế)
    Để mua được tên miền giá rẻ uy tín, bạn nên xem xét đến việc đăng ký trên ICANN
    Mặc dù điều này sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí nhưng lại đảm bảo cho bạn sự chuyên nghiệp hơn và cam kết độ an toàn.

3. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát mọi khóa cạnh của tên miền khi đã sử dụng

   Nhiều công ty đăng ký tên miền không cho phép bạn trực tiếp thay đổi tên miền của mình. Bạn phải nhập một yêu cầu thông qua hệ thống hỗ trợ của họ sau đó chờ đợi vài ngày để được giúp đỡ. Khi đó, chí ít những điều đơn giản như thay đổi các thẻ IPS và thay đổi tên máy chủ nên có thể được can thiệp thông qua bảng điều khiển của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có một bảng điều khiển và kiểm tra những gì các bảng điều khiển cho phép bạn làm.

4. Cần kiểm tra để xem nếu có một khoản phí phát sinh liên quan đến phát hành hoặc chuyển tên miền của bạn

Khi bạn tra cuu ten mien sau đó đăng ký tên miền, nhiều công ty hosting vẫn tính lệ phí phát hành. Và họ sẽ tính thêm phí chuyển nhượng mỗi khi bạn thay đổi hosts (.com, .net, .vn, .com.vn…) Khoản phí này là hoàn toàn không cần thiết, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng khi gặp phải trường hợp này.

5. Thỏa thuận về tài khoản email miễn phí đi kèm

    Nhiều công ty lưu trữ web không bao gồm email hoặc tính thêm tiền cho nó. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có thể có được email chuyển tiếp. Ngay cả đối với email POP3 đơn giản, một số công ty chỉ cung cấp 1 hoặc 2 tài khoản email. Khi giao dịch, bạn nên chắc chắn rằng mình sẽ có được ít nhất 15-20 tài khoản email POP3 miễn phí đi kèm với tên miền đó.

6. Chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng máy chủ SMTP của họ cho những email gửi đi

   Rất nhiều nhà cung cấp hosting cho phép bạn đăng ký tên miền nhưng bạn sẽ không được sử dụng máy chủ gửi thư điện tử SMTP của họ để gửi mail. Một số nhà cung cấp khác lại cho phép bạn có thể gửi email thông qua máy chủ SMTP nhưng với điều kiện bạn phải sử dụng trên tài khoản email thương hiệu của họ hoặc chỉ sử dụng máy chú SMTP trên các tài khoản email cao cấp mà phải trả thêm phí.

7. Bạn nên nắm quyền kiểm soát tên miền của mình


    Có không ít doanh nghiệp lưu trữ các trang web của họ với một máy chủ web mà họ đang không hài lòng vì đủ các lý do như dịch vụ kém, hóa đơn phát sinh, thời gian hoạt động không đáng tin cậy… Điều mà hầu hết họ muốn đó là chấm dứt hợp tác với bên đó mà tìm một nhà cung cấp lưu trữ web khác nhưng điều đó cũng rất khó khăn. Bạn nên khôn ngoan hơn để mình sẽ không trở thành một trong những doanh nghiệp này.

Mua hosting an toàn?




 Phần lớn khách hàng sau khi tìm hiểu dịch vụ hosting cho website của mình sẽ tìm 1 đối tác, nhà cung cấp dịch vụ an toàn. Sau đây là các gợi ý giúp khách hàng an tâm hơn khi quyết định mua hosting.


5 Lưu ý để mua được hosting an toàn:

    Mua host ở các nhà cung cấp tên miền & các dịch vụ giá trị gia tăng trên internet

 -   Một số lời khuyên khách hàng thường nghe là không nên tìm mua hosting tại các nhà cung cấp tên miền lớn và uy tín vì hosting hay các dịch vụ giá trị gia tăng trên internet chỉ là những “sản phẩm bán kèm theo” nên chắc chắn chất lượng cũng như chăm sóc khách hàng sau khi bán không được tốt như dịch vụ chính của họ. Thực tế là một số các nhà cung cấp tên miền lớn thường có hệ thống Datacenter riêng, và xây dựng hệ thống chuyên cung cấp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Mục tiêu của họ là cung cấp “trọn gói” giải pháp để giúp khách hàng cảm thấy tiện lợi và giảm thiểu thời gian của khách hàng.

    Tránh các lời rao trên mạng xã hội hay các diễn đàn

-    Chỉ cần gõ tìm kiếm hay vô tình được thấy xuất hiện ở trong nhóm bạn trên mạng xã hội hay các diễn đàn, khách hàng sẽ thấy rất nhiều những lời quảng cáo về dịch vụ hosting rất hấp dẫn. Tuy nhiên, những dịch vụ này thường được cung cấp bởi các cá nhân hay đơn vị  chưa được kiểm chứng chất lượng dịch vụ. Vì thế hãy suy nghĩ kỹ trước khi đặt mua dịch vụ của họ để tránh các phiền toái không hài lòng về dịch vụ nếu có.

    Tránh mua dịch vụ từ cá nhân


-    Các cá nhân bán dịch vụ thường sẽ không chuyên trong việc hỗ trợ khi có vấn đề xảy ra, vì thế hãy tìm đơn vị, nhà cung cấp uy tín vì họ có hẳn 1 đội ngũ chuyên xử lý các tình huống về hosting. Ngoài ra, việc mua bán không giấy tờ giống như việc “nắm kẻ trọc đầu”, khi có sự cố xảy ra, bạn hoàn toàn không thể kiểm soát được và đó là rủi ro kéo dài đến việc kinh doanh hay an toàn thông tin của bạn.

    Lựa chọn datacenter phù hợp

-    Nếu website của bạn có lượng truy cập nhiều ngoài Việt Nam, hãy tìm nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài (nước nào mà lượng truy cập nhiều nhất) để tránh tình trạng hiệu ứng “thắt nút” khi truy cập từ nước ngoài khá chậm vào hosting đặt ở Việt Nam. Và ngược lại, nếu lượng truy cập tại Việt Nam chiếm đa số thì hãy sử dụng nhà cung cấp dịch vụ trong nước để đảm bảo đường truyền truy cập luôn nhanh chóng.

   Tìm kiếm thông tin trước khi mua

 -   Dù đặt niềm tin vào nhà cung cấp nhưng cũng đừng quá chủ quan, hãy thăm dò thêm 1 số phản ứng, đánh giá của khách hàng đã sử dụng dịch vụ. Điều này giúp khách hàng an tâm hơn trước khi quyết định mua.

Thống kê số lượng tên miền .VN còn đăng ký ảo




 Tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước tháng 8/2014 của Bộ TT&TT diễn ra sáng nay, 9/8/2014 ở Hà Nội, ông Hoàng Minh Cường, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nhấn mạnh: "Một trong những sự kiện nổi bật trong tháng 8 vừa qua là lễ kỷ niệm đạt mốc 1 triệu tên miền tiếng Việt đã đăng ký, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng tên miền đa ngữ lớn nhất thế giới (quốc gia đứng thứ 2 là Nga có 800.000 tên miền đa ngữ) sau 3 năm chính thức cấp phát miễn phí tên miền tiếng Việt. Đây là dấu ấn góp phần đẩy mạnh việc đưa nội dung tiếng Việt lên Internet".


-    Đánh giá cao sự kiện nêu trên, song Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son lưu ý 1 triệu chỉ là số lượng tên miền tiếng Việt đã đăng ký, vẫn còn nhiều con số ảo - đăng ký nhưng chưa hoạt động. Bộ trưởng khuyến nghị phải lưu ý tình trạng đăng ký nhiều tên miền khi được cấp phát miễn phí nhưng để đấy rồi sau này kinh doanh thu lời.


-   Theo báo cáo của VNNIC, tính đến ngày 9/8/2014, đã có 151.909 tên miền tiếng Việt kích hoạt dịch vụ trên tổng số 1.006.306 tên miền tiếng Việt đã đăng ký. Hiện việc đăng ký tên miền tiếng Việt đang được miễn phí. Người sử dụng tên miền tiếng Việt được cung cấp nhiều dịch vụ kèm theo như cho phép truy cập website sử dụng tên miền truyền thống bằng tên miền tiếng Việt; thiết lập đường dẫn cho trang tin điện tử (web redirect), hỗ trợ khai báo máy chủ DNS (DNS Hosting); hỗ trợ miễn phí dịch vụ lưu trữ, đưa website sử dụng tên miền tiếng Việt lên các công cụ tìm kiếm, danh bạ…

-    Tại Chương trình Chào mừng sự kiện tên miền tiếng Việt thứ 1 triệu diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cũng đã lưu ý tỷ lệ tên miền tiếng Việt được đưa vào sử dụng trong cuộc sống vẫn còn thấp: năm 2012 đạt 10,15%, năm 2013 đạt 13,66%, tháng 7/2014 đạt 18,07%. Sắp tới phải nghiên cứu tăng số lượng tên miền tiếng Việt đưa vào sử dụng ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.

-     Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng đã yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu việc thu phí cấp phát tên miền tiếng Việt để bù đắp chi phí cho cơ quan quản lý và các nhà cung cấp tên miền, trong đó có tính tới việc hỗ trợ, tạo điều kiện phù hợp cho một số đối tượng. Việc thu phí đăng ký và sử dụng tên miền tiếng Việt sẽ là một giải pháp để tránh hiện tượng đầu cơ tên miền. Khi phải đóng phí thì người ta sẽ phải chuyển nhượng nhanh, thúc đẩy thị trường chuyển nhượng tên miền đến đúng người dùng có nhu cầu thật.

-     Tháng 8/2014, VNNIC đã phát triển được 9.280 tên miền truyền thống “.vn”, tổng số tên miền “.vn” đang duy trì là 284.108; có 7.753 tên miền tiếng Việt đăng ký mới, tổng số tên miền tiếng Việt hiện đang tồn tại trên hệ thống đã vượt qua mốc 1 triệu, đạt 1.000.514. Hiện có 129.382 tên miền quốc tế đã thông báo trên trang http://thongbaotenmien.vn.

Tên miền bạn đang đầu tư có ra tiền hay không?

Khi Đăng ký sở hữu một tên miền ai cũng nghĩ là nó sẽ đẹp và sẽ hái ra tiền trong tương lai nhưng thực tế có phải “màu hồng” như vậy? chúng tôi giới thiệu 5 cách nhận biết domain bạn đang đầu tư có ra tiền?

Cách giúp bạn xác định được domain đang đầu tư là tiền hay rác

Hầu hết các domainer bắt đầu kinh doanh domain với một cách rất giống nhau và cùng theo một mô thức: “Thấy đẹp là mua”.

Nhưng định nghĩa đẹp là như thế nào thì chưa nắm rõ. Có thể đối với họ là đẹp, nhưng đối với người khác thì lại không và điều đặc biệt quan ngại là đôi khi những domain chúng ta đang nắm giữ lại hoàn toàn là “tiêu sản”. Chúng không chỉ không tạo được ích lợi gì, không bán được, không đem lại giá trị gia tăng, nhưng chúng khiến chúng ta phải bỏ tiền duy trì hằng năm.

Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu một số cách để xác định liệu domain của bạn mua có phải là domain nên bỏ đi trong danh mục đầu tư hay không.

1. Từ khóa của bạn có ít hơn 100 lần tìm kiếm 1 tháng. Nếu bạn giữ 1 domain mà không ai muốn tìm kiếm nó thì bạn nghĩ sao? Điều đó chứng tỏ rằng chẳng ai muốn nó cả. Chúng ta không phải là Yahoo hay Google, vì với những đại gia như thế thì cái tên gì đối với họ cũng có thể làm nổi tiếng. Chúng ta là domainer, hãy kiếm những domain có từ khóa được tìm kiếm càng nhiều càng tốt.

2. Domain do người khác không muốn duy trì. Dấu hiệu này thể hiện rất rõ đối với domain dạng TLDs (.COM, .NET). Nếu 1 domain vừa rớt ra đã có người đăng ký ngay, có thể nó rất đẹp, nhưng 1 domain rớt đã lâu, mà không ai đăng ký cả, bạn cho là đẹp, hãy coi chừng. Rất có thể bạn rơi vào cái bẫy “chỉ mình mình thấy đẹp”.

3. Domain có tiếp đầu ngữ hoặc mở rộng. Nhiều người thích domain dạng này. Ví dụ với từ khóa Quản trị, họ đăng ký Quantri247, quantri365… đối với những dạng này chỉ có thể để dùng chứ không phải để đầu tư. Trong tất cả các mở rộng, có 2 mở rộng có thể xem xét là từ “thế giới” và từ “Online”. Nếu không còn 2 từ này, hãy quên đi chuyện mở rộng nhé.

4. Domain không thể “radio test”. Radio test là thuật ngữ mà giới domainer hay dùng để kiểm chứng độ “hay” của domain. Có nghĩa là domain của bạn có thể truyền thanh hay không? Khi truyền thanh có dễ nhầm lẫn hoặc mang 1 ý nghĩa nào khác không? Hãy thử nghiệm. Nếu không ổn, rất có thể domain bạn nắm giữ đang là rác.

5. Domain của bạn có mở ra một cơ hội kinh doanh mới trong tương lai, ví dụ hiện tại ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể cho phép mở casino chính thức, hoặc mở sàn giao dịch Tên Miền Đẹp trực tuyến công khai nhưng chắc chắn rằng trong một vài năm tới sẽ có những quy định hướng dẫn cụ thể? Nếu bạn đầu tư ngay từ bây giờ cơ hội sẽ thuộc về bạn!

Với 5 thủ thuật trên đây, hy vọng bạn có thể kiếm được domain tốt cho mình

Cách bán tên miền (domain) có hiệu quả




Đôi khi theo dõi tin tức bạn vẫn thấy rất nhiều tên miền được giao dịch thành công với giá lên đến 7 con số ( USD ), Liệu bạn có tự hỏi tại sao những tên miền lại có giá cao như thế? Tên miền đó phải chăng là rất đẹp? Đúng! Những tên miền có giá trị chắc chắn là rất đẹp tuy nhiên để bán được với giá cao như thế là cả một nghệ thuật! Hãy thử làm theo một cách mà người ta đã làm như thế để giao dịch thành công tên miền với giá trị cao!

Cách bán tên miền giá cao domainer cần biết

Hãy bán Tên miền cho người dùng cuối

1. Người dùng cuối (End-user) là ai?

Người dùng cuối là ai ? Họ chính là những người đưa tên miền vào cuộc sống, tức là sẽ phát triển nó thành một website, có mục đích rõ ràng. Họ có thể là chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, hoặc cá nhân có một sở thích nào đó nên họ mua tên miền để phát triển blog, website.

Đây là đối tượng mà các domainer nên nhắm đến vì các lý do sau:

– Họ dễ mua tên miền hơn vì tên miền sát với nhu cầu của họ.

– Giá bán cao nhất, so với bán lại cho các nhà đầu tư tên miền khác thì giá bán sẽ gấp nhiều lần.

2. Các cách để tìm người dùng cuối

– Tìm các tên miền tương tự.

– Các đuôi mở rộng khác của tên miền.

– Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh những sản phẩm liên quan đến tên miền của bạn, nhưng tên miền của họ có vẻ xấu hơn của bạn.

– Các diễn đàn, website tên miền, thảo luận chủ đề liên quan đến tên miền bạn đang nắm giữ.

Tìm địa chỉ của người dùng cuối

– Thông qua thông tin whois của tên miền tương tự mà họ đang nắm giữ.

– Nếu họ dùng dịch vụ bảo mật thông tin thì sao, tìm ở phần Liên hệ hoặc Contact ở website của họ

3. Cách bán tên miền qua Email



– Bạn thu thập thông tin như trên, sau khi đã có một list các email của khách hàng tiềm năng thì bắt đầu gửi mail thôi.

– Cách viết Email: tùy mỗi người tự nghĩ ra. Có một lưu ý nhỏ: Tiêu đề email không nên viết là tên miền “3DHow.com đang bán với giá $2,000″ mà nên viết là ” Hỏi về website 3DHow.net”. Họ thấy bạn quan tâm đến công việc kinh doanh của họ thì họ mới mở email ra để xem. Con người ta có một suy nghĩ giống nhau : ai cũng thích mua mà lại không thích bị bán. Do đó, bạn dẫn dắt làm sao cho người ta chịu mua đó là nghệ thuật của bạn.

Thông thường mình viết một email như sau:

Tiêu đề: Hỏi về website ABCX.COM

Nội dung: Chào hỏi-> phân tích tên miền, website, công việc kinh doanh của họ trước-> Tôi đang sở hữu tên miền này ABCX.NET-> Tại sao bạn nên mua tên miền này: trùng nhãn hiệu, lưu lượng truy cập, ….càng nhiều càng tốt-> Tên miền này đang bán rẻ với giá ở chế độ Buy Now, bạn nên mua nó trước khi người khác mua mất, vì tôi đăng bán trên nhiều diễn đàn, website và gửi email cho nhiều người (hoàn toàn thật).

– Gửi bao nhiêu email thì bán được tên miền: Nếu tên miền đẹp+ gặp may+ email viết ngọt ngào+ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, gửi đi 50 email hy vọng có 3 email hỏi lại, hy vọng sẽ có một giao dịch. Nếu không thì gửi 300 email.

– Gửi email tự động cho nhiều người được không: trừ khi có dữ liệu thật đầy đủ và phần mềm tốt, cộng với kỹ năng soạn email chung chung mà lại rất riêng. Còn không tốt nhất nên gửi từng cái một. Thế thì mất nhiều thời gian quá ! Không mất thời gian làm sao có kết quả tốt được, phải trồng cây mới có quả để hái chứ !